Mục lục

Nặn mụn giúp loại bỏ nhân mụn trả lại trạng thái sạch cho làn da. Tuy nhiên, nếu không biết cách nặn mụn đúng cách nguy cơ gây tổn thương, nhiễm trùng và để lại sẹo trên da rất lớn. Bài viết sau đây của Đẹp365 sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn an toàn và hạn chế để lại những vết thâm mụn xấu xí nhé!
Những loại mụn nào có thể nặn tại nhà
#1. Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng thường không gây sưng, không đỏ nhưng khi chạm tay vào có cảm giác cộm, gồ ghề. Nhân mụn cứng nằm trong lỗ chân lông, đầu mụn màu trắng thường nằm dưới bề mặt da, nên hay được gọi là mụn ẩn.
Loại mụn đầu trắng này bạn có thể áp dụng cách nặn mụn tại nhà an toàn, không gây sẹo mụn.
#2. Mụn đầu đen
Sau mụn ẩn, thì mụn đầu đen là loại mụn phổ biến nhất. Khác với mụn đầu trắng, mụn đầu đen làm gương mặt bạn “xấu xí” hơn bởi màu đen của mụn khiến da trông bị xỉn màu, lỗ chân lông to. Mụn đầu đen nên được xử lý kịp thời nếu không sẽ gây viêm sâu. Vì vậy, nặn mụn đầu đen tại nhà, ít tốn kem là giải pháp tối ưu.
#3. Mụn đỏ sưng
Mụn đỏ hình thành khi mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng bị viêm, chuyển sang đỏ, sưng, cảm giác đau, cứng khi chạm vào. Khi nặn hay xử lí không đúng cách thường để lại hư tổn trên da như thâm, sẹo. Tùy theo tình trạng mụn đã có nhân mụn chưa, phần đầu mụn đông cứng lại sẽ dễ dàng nặn lấy sạch nhân mụn mà không gây tổn thương.
#4. Mụn mủ
Mụn mủ là tình trạng viêm nặng hơn, mủ có thể màu vàng hoặc màu trắng. Mụn sưng to, đau nhức hơn. May mắn rằng chúng chỉ viêm đến lớp nang lông, mụn không gây ra sẹo lõm và thâm nhiều nhưng cũng cần được xử lý một cách khoa học. Đối với mụn mủ, bạn nên đi đến các spa uy tín để khám và lấy nhân mụn. Tuyệt đối không tự ý lấy mụn mủ tại nhà.
#5. Mụn bọc
Là loại mụn viêm với đường kính to hơn, sưng đỏ, nhiều mủ, gây đau nhức. Khi nặn bạn sẽ phải nặn nhiều lần mới thấy được chân mụn. Sự viêm nhiễm đi sâu vào lớp dưới tế bào, sau khi nặn sẽ để lại thâm cùng sẹo lõm. Loại mụn này bạn cũng nên đi đến phòng khám da liễu để được điều trị tận gốc, tránh thâm mụn và sẹo mụn.

Cách nặn mụn tại nhà đúng cách không lo bị sẹo, thâm mụn
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nặn mụn an toàn, đảm bảo vệ sinh
Khi nặn mụn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết sau đảm bảo an toàn cho da, không gây tổn thương, viêm hay nguy hiểm hơn là nhiễm trùng da.
Những loại dụng cụ cần cho nặn mụn bao gồm:
- Cây nặn mụn
- Nhíp gắp nhân mụn
- Tăm bông
- Bông gòn
- Cồn
Những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da nếu không được vệ sinh kỹ rất dễ đưa vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm trùng, vì vậy những vật dụng này rất cần thiết được vệ sinh và khử trùng thật kỹ. Trước khi trị mụn tại nhà, bạn có thể vệ sinh dụng cụ sau khi rửa sạch, ngâm qua nước sôi đun nóng và để nguội trước khi đặt lên da.
Tùy vào mụn để chọn dụng cụ phù hợp. Dụng cụ nặn mụn có đầu là vòng tròn thép thường được dùng để nặn mụn đầu đen. Mụn đầu trắng thường phải sử dụng lưỡi trích để rạch đầu mụn ra trước, sau đó mới nặn hết nhân mụn ra được.
Bước 2: Kiểm tra nhân mụn

Điểm quan trọng nhất quyết định mức độ thành công khi nặn mụn là tình trạng nhân mụn đã “chín” hay chưa. Nếu nhân mụn đã gom thành cồi, phần mủ sẽ được đóng cứng lại bạn sẽ dễ dàng lấy ra khỏi bề mặt da mà không gây nên những tổn thương. Dấu hiệu để nhận biết nốt mụn đã chín là phần nhân mụn có màu đen hoặc sạm màu được đẩy một phần lên trên bề mặt da.
Trường hợp nhân mụn còn nhức, chưa rõ đầu mụn, phần mủ của mụn vẫn chưa thể đông lại thì tuyệt đối không nặn mà hãy chờ thêm. Trong trường hợp này, nếu bạn nặn mụn sẽ không lấy hết nhân mụn mà mụn sẽ quay trở lại, kéo theo đó là viêm sưng mụn nặng nề hơn.
Bước 3: Vệ sinh thật sạch vùng da mặt với nước sạch

Với da mặt, trước khi nặn mụn bạn cần làm sạch da thật kỹ, nên dùng sữa rửa mặt trị mụn để làm sạch những bụi bẩn, tế bào chết và giúp ngừa mụn sáng da tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại da.
Bước 4: Xông hơi mặt
Xông hơi sẽ làm mềm mụn đầu đen, mụn không viêm, và bạn rất dễ dàng “tống” mụn ra ngoài. Đây là lý do tại sao các chuyên gia thẩm mỹ luôn xông hơi mặt cho bạn trước khi lấy nhân mụn. Vì vậy, nếu muốn nặn mụn tại nhà, bạn có thể xông hơi trước đó để việc nặn mụn trở nên dễ hơn.

Bước 5: Nặn mụn, lấy sạch nhân mụn
- Bạn đặt vòng tròn thép của dụng cụ nặn mụn lên nốt mụn bạn muốn nặn, từ từ ấn nhẹ một bên nốt mụn, sau đó ấn tiếp bên còn lại
- Lặp đi lặp lại thao tác này đến khi toàn bộ nhân mụn trồi hết ra ngoài. Nhớ kỹ, bạn chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng khi thực hiện, đừng cố đè ép chúng. Điều này chỉ khiến da bạn dễ nhiễm trùng và gây sẹo thâm
- Sau khi lấy sạch nhân mụn, hãy dùng bông gòn thấm cồn y tế lau sạch lại vùng da vừa nặn mụn thêm lần nữa
- Rửa sạch và khử trùng lại dụng cụ nặn mụn sau khi dùng xong
Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi lấy sạch nhân mụn, bạn phải chăm sóc da mặt thật tốt để không bị sẹo thâm hay mụn tái lại. Một số mẹo giảm thâm mụn tại nhà sau khi nặn mụn bạn có thể áp dụng:
- Dùng nước lạnh chườm lên nốt mụn để giảm sưng, giúp thu nhỏ lỗ chân lông
- Dùng cách sản phẩm đặc trị làm dịu da sau khi nặn mụn giúp nốt mụn mau lành
- Sử dụng kem chống nắng, không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
Một tình trạng rất phổ biến sau khi nặn mụn ai cũng có thể gặp phải là viêm sưng da, trường hợp nặng nề hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Sau khi nặn mụn xong, bạn cũng cần vệ sinh da thêm một lần nữa, sử dụng nước muối sinh lý để sát khuẩn. Đừng quên chuẩn bị sẵn của sản phẩm có chứa thành phần salicylic acid, benzoyl… Những thành phần này không chỉ giúp ngừa mụn sáng da, mà còn hỗ trợ kháng viêm, điều trị mụn hiệu quả cho bạn.

Bộ đôi sản phẩm kem dưỡng và sửa rửa mặt Hazeline Nghệ và Kiwi sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn để ngăn chặn sự trở lại của những nốt mụn đáng ghét. Tinh chất nghệ sẽ giúp làm lành sẹo, kháng khuẩn, kiểm soát sự tiết nhờn của lỗ chân lông giúp ngăn ngừa mụn hình thành; trong khi thành phần kiwi có tác dụng giúp nuôi dưỡng làn da trắng mịn tự nhiên.
Với cách nặn mụn an toàn theo hướng dẫn trên, bạn có thể an tâm tự làm sạch da mụn tại nhà, đặc biệt là trong thời gian giãn cách như hiện nay. Để tránh hậu quả đáng tiếc cho da, bạn nên đọc kỹ và làm theo từng bước để tránh gây tổn thương cho da.