Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Mục lục
Hơi thở có mùi có thể làm bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp hoặc gây hạn chế mối quan hệ của bạn. Có thể bạn còn đang loay hoay tìm cách trị hôi miệng hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được các cách chữa trị hôi miệng tại nhà dứt điểm cực đơn giản và hiệu quả. Bạn sẽ nhanh chóng đánh bay được mùi hôi cấp tốc trước những buổi hẹn hò, công việc quan trọng của mình. Cùng tìm hiểu nhé!
Những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng
1. Do vi khuẩn
Nguyên nhân gây hôi miệng là do hợp chất sulphur được tạo nên bởi các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Trên thực tế, loại vi khuẩn này thường trú ngụ ở các vùng có nhiều mảng bám trong khoang miệng như kẽ răng, chân răng có cao răng hay các túi nha chu. Chúng không nguy hiểm với số lượng ít, nhưng số lượng tăng càng nhiều sẽ khiến hơi thở ngày càng nặng mùi. Thậm chí, vi khuẩn còn tấn công khoang miệng và gây viêm nhiễm nặng nề hơn.

2. Hôi miệng do các bệnh lý về răng miệng
Chứng hôi miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là các bệnh lý về răng miệng mà bạn cần lưu ý bao gồm:
- Viêm lở miệng: Các vết viêm loét dễ tạo mùi hôi khó chịu, hơn nữa còn gây đau và khó vệ sinh sạch sẽ.
- Sâu răng: Là tình trạng vi khuẩn ăn mòn răng, khiến răng có nhiều khe hở và lỗ rỗng nên thức ăn dễ bám vào mà không được vệ sinh kỹ, lâu dần dẫn đến bệnh hôi miệng.
- Hội chứng khô miệng: Việc giảm tiết nước bọt khi ngủ sẽ tạo cho bạn cảm giác khô miệng khi thức dậy, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi tạm thời.
- Viêm nướu, nha chu: Là bệnh lý phổ biến nhất gây nên tình trạng hôi miệng. Căn bệnh này có nguy cơ kéo theo các biểu hiện viêm nhiễm, tích mủ hay hoại tử khiến chứng hôi miệng ngày càng nghiêm trọng.
- Nấm Candida miệng: Loại nấm này là tác nhân chính gây tưa miệng, tưa lưỡi lan rộng đến các vị trí như nướu, sau cổ họng, trong má… kèm theo bệnh hôi miệng.
3. Các nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời
Bên cạnh những bệnh lý răng miệng, các căn bệnh khác trong cơ thể cũng khiến hơi thở có mùi hôi mà chúng ta ít khi để ý đến. Cụ thể:
- Nhiễm vi khuẩn HP: Đây là vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khiến bệnh hôi miệng kéo dài không dứt.
- Bệnh về đường tiêu hóa: Chứng trào ngược dạ dày là một trong những lý do điển hình khiến miệng có mùi hôi. Bởi thức ăn trào ngược rồi bám lại trong thực quản nên mùi khó chịu cũng theo đó trào lên khoang miệng và gây mùi.
- Tai mũi họng: Các bệnh viêm xoang, viêm amidan hoặc nhiễm trùng mũi họng sẽ gây ảnh hưởng đến khoang miệng và tạo mùi hôi trong hơi thở của bạn.
- Tiểu đường, các bệnh về gan thận: Các căn bệnh này gây nên chứng hôi miệng do chúng làm phát sinh quá trình phân hủy mô mỡ trong cơ thể.
- Bệnh lý ác tính về tủy xương: Bệnh lý viêm tủy xương, viêm ổ răng khô hay hoại tử xương cũng có thể là xuất phát điểm gây nên chứng hôi miệng.
- Chứng hôi miệng mùi cá ươn: Là trường hợp cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất trimethylamine trong thức ăn có mùi tanh. Theo đó, chất này sẽ tích tụ ở gan nên khi thở ra sẽ có mùi hôi khó chịu. Hội chứng này hiếm gặp và thường có tính di truyền.
- Thường xuyên dùng thuốc: Ngoài ra, việc thường xuyên dùng thuốc cũng khiến hơi thở không thơm tho. Ví dụ như các loại thuốc xạ trị, hóa trị amphetamine, chloral hydrate…

4. Những nguyên nhân gây hôi miệng khác
Hôi miệng còn xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Tiểu đường, suy gan và suy thận sẽ gây ra mùi hôi miệng giống mùi tanh của cá.
- Bệnh về dạ dày, tắc đường ruột gây mùi hôi rất khó chịu.
- Rối loạn chuyển hóa hay ung thư sẽ gây ra mùi hôi đặc trưng.
Các cách chữa trị hôi miệng dứt điểm tại nhà
1. Gừng
Gừng là bài thuốc trị hôi miệng từ thiên nhiên được người xưa tin dùng. Gừng không chỉ giúp giảm cân cấp tốc hiệu quả mà còn đánh bay các hơi thở nặng mùi. Hơn thế nữa, gừng còn có thể chữa được các triệu chứng của dạ dày.
Cách thực hiện:
- Bạn có thể dùng một vài lát gừng để đun sôi lấy nước dùng để súc miệng.
- Hay một lát gừng pha với trà kết hợp với chanh sẽ là cách chữa hôi miệng tại nhà tận gốc đáng được chú ý.

2. Trị hôi miệng bằng chanh
Nhờ có khả năng diệt khuẩn trong khoang miệng, chanh cũng được liệt kê vào danh sách cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả mà bạn cần lưu tâm.
Cách thực hiện: Chải răng và lưỡi bằng hỗn hợp nước cốt chanh kết hợp với muối 2 lần/ngày, bạn sẽ nhanh chóng có được hơi thở thơm tho.

3. Trị hôi miệng với lá ổi
Chắc hẳn các bạn cũng biết lá ổi từ xưa là đã một bài thuốc tốt chữa nhiều loại bệnh như viêm ruột, tiêu chảy hay các bệnh ngoài da. Ngày nay lá ổi được xem như loại lá dùng để chữa hôi miệng, làm trắng răng và loại bỏ những mảng bám trên răng cực tốt nhờ thành phần Tanin, Oxalic, Phosphoric.
Cách thực hiện:
- 1 nắm lá ổi non đã rửa sạch.
- Sau đó vò và đun sôi với nước. Bạn có thể hòa thêm muối.
- Để dung dịch này nguội và súc miệng 3 lần/ ngày.

4. Dùng ngò gai và muối
Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa…
Cách thực hiện:
- Với lá ngò gai bạn nên cho vào nồi đun từ 10 – 15 phút để lấy nước
- Sau đó thêm vào một vài hạt muối để làm nước súc miệng.
Thực hiện súc miệng đều đặn 2 – 3 lần/ngày, trong khoảng 1 tuần áp dụng bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng của mình được giảm đáng kể.


5. Sữa chua không đường
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng là do chất hydrogen sulfide. Tuy vậy, một số nghiên cứu cho thấy sữa chua giúp ức chế sự sản sinh chất này và là cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Ngoài ra, sữa chua giúp tạo ra môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi phát triển và bảo vệ răng. Bạn nên dùng cách chữa hôi miệng bằng một hũ sữa chua mỗi ngày để cảm nhận sự khác biệt.

6. Trị hôi miệng bằng mật ong
Không chỉ có vị ngọt thanh, mật ong còn có chứa chất kháng sinh và tác dụng diệt khuẩn ấn tượng đến không ngờ. Do đó, bạn có thể kết hợp mật ong và chanh súc miệng hằng ngày để loại bỏ mùi hôi. Đây là cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà vô cùng đơn giản phải không nào!

7. Rau húng chanh
Loại rau này không những có tác dụng giải cảm, trị ho, viêm họng, ngạt mũi… mà còn là cách trị hôi miệng tại nhà tận gốc nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bạn phơi khô lá húng chanh sau đó sắc thật đặc, ngâm khoảng 5-7 phút.
- Sử dụng hỗn hợp hằng ngày để lấy lại hơi thở thơm mát.
Nếu như tình trạng hôi miệng không chấm dứt, bạn nên đi bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị nhé!

Cách phòng ngừa bệnh hôi miệng
Hầu như “căn bệnh” hôi miệng có thể tìm đến bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào. Tất cả những gì bạn ăn uống hay hít thở và cho đến thói quen sinh hoạt, tình trạng sức khoẻ đều có thể ảnh hưởng đến hơi thở có mùi. Nhưng thay vì đợi đến khi hơi thở răng miệng “lên tiếng” mới bắt đầu trị liệu, Đẹp365 muốn gửi đến bạn một số giải pháp thực tế để ngăn ngừa bệnh hôi miệng như sau:
Đánh răng sau khi ăn
Đẹp365 gợi ý đến bạn kem đánh răng Close Up Thơm Mát 3 Cực mang đến cho bạn hơi thở thơm mát dài lâu. Sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên với tinh thể IceCool hương thơm bạc hà cho hơi thở bạn thơm mát dài lâu.
Ngoài ra, gel trong suốt và công thức nước súc miệng kết hợp giúp đánh bay các mảng bám, loại bỏ tình trạng răng ố vàng. Đồng thời, ngăn ngừa sâu răng, sạch khuẩn, cho hàm răng trắng sáng, ngay cả trong những kẽ răng. Từ đó, hơi thở có mùi sẽ được loại bỏ nhanh chóng và triệt để.

Sử dụng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ loại bỏ các mảng bám thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng, giúp kiểm soát hơi thở có mùi tốt.
Vệ sinh lưỡi loại bỏ vi khuẩn
Lưỡi bị đóng nhiêu cặn bã sẽ sản sinh khá nhiều vi khuẩn, do đó bạn cần vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng cách sử dụng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải đánh răng có tích hợp chất làm sạch lưỡi.
Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước sạch
Uống nhiều nước sẽ giúp cuốn trôi và loại bỏ vi khuẩn, thức ăn còn bám lại trong răng và khoang miệng. Việc uống nhiều nước và súc miệng bằng nước sạch còn giúp làm ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
Hạn chế hút thuốc lá và ăn các loại thực phẩm gây hôi miệng
Hạn chế hút thuốc và ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, ngọt, đậm mùi và nhầy nhờn. Bởi chúng sẽ làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hoạt động của những bộ phần này dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu.
Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa thường xuyên
Nếu bạn đeo cầu răng hoặc hàm giả, hãy làm sạch chúng kỹ lưỡng ít nhất một lần một ngày theo chỉ dẫn của nha sĩ.
Nhai kẹo cao su để tránh khô miệng
Để giữ cho miệng không bị khô, hãy tránh thuốc lá và uống nhiều nước tinh khiết. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích tiết nước bọt. Đối với chứng khô miệng mãn tính, bạn cần tìm đến các nha sĩ hoặc bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Cạo vôi răng định kỳ
Hãy nha sĩ tối thiểu hai lần một năm để được khám và làm sạch răng một cách kỹ lưỡng. Khi đó, các chất bám trong tận các kẽ răng bị “đánh bay” và trả lại hương thơm cho bạn.
Bạn đã biết được các cách trị hôi miệng từ bên trong tại nhà cũng như bí kíp giữ cho hơi thở thơm mát chưa nào? Còn chờ gì mà không thực hành ngay? Chúc bạn thành công và sở hữu hơi thở thật thơm mát nhé!
- Nguyên nhân bị hôi miệng là gì?
1. Hôi miệng do tiêu hóa thực phẩm có mùi
2. Hôi miệng do bệnh phổi hoặc xoang
3. Hút thuốc lá
4. Các vấn đề về nha khoa dẫn đến bị hôi miệng
5. Khô miệng dẫn đến chứng hôi miệng
Và một số bệnh lý khác gây hôi miệng được đề cập chi tiết trong bài viết - Trị hôi miệng tại nhà bằng phương pháp tự nhiên nào hiệu quả nhất?
Có rất nhiều cách trị hôi miệng từ tự nhiên, trong đó được khuyên dùng và được chứng minh hiệu quả nhất là những cách sau:
1. Cách trị hôi miệng bằng gừng và sữa chua không đường
2. Cách trị hôi miệng bằng lá ổi tận gốc từ dân gian
3. Trị hôi miệng tận gốc tại nhà bằng chanh
4. Trị hôi miệng tại nhà cấp tốc bằng baking soda
5. Bằng cách súc nước muối cực đơn giản
Chi tiết cách thực hiện bạn hãy tham khảo trong bài viết nhé!
Khám phá thêm về Đẹp365 tại: