Mục lục
Viêm da dị ứng là một trong những bệnh lý dai dẳng khó chịu, khiến bạn tự ti vì làn da nổi mẩn đỏ, mất tính thẩm mỹ. Trong bài viết này, Đẹp365 sẽ chia sẻ tất tần tật một vài thông tin khoa học hữu ích về căn bệnh ngoài da này. Cùng tham khảo nhé!
1. Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng là thuật ngữ chung dành để chỉ những tổn thương trên da bị “tạo nên” do cơ chế dị ứng, bao gồm một số bệnh phổ biến có thể kể đến như: viêm da cơ địa, sần ngứa,…
Người mắc bệnh viêm da dị ứng kéo dài (mãn tính) sẽ có nguy bị khô da trầm trọng, da mẩn đỏ đáng kể dẫn đến ngứa ngáy dữ dội, khó kiểm soát. Ở một số trường hợp đặc biệt “nghiêm trọng” hơn, ngoài những biểu hiện phổ biến trên còn xuất hiện thêm mụn nước và rỉ dịch trên da vô cùng đáng lo ngại.

Xu hướng bùng phát bệnh sẽ diễn ra thành từng đợt nhất định, những người có đặc tính làn da mỏng manh “siêu” nhạy cảm tiếp xúc với những nguyên nhân khách quan gây nên tình trạng này.
Bệnh lý viêm da dị ứng thường đi kèm cùng các căn bệnh như: hen suyễn, mề đay hoặc viêm mũi dị ứng. Đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất chính là trẻ nhỏ (có nền da mỏng và kháng thể yếu) và chắc chắn những người trưởng thành cũng sẽ được liệt kê vào danh sách các “bệnh nhân” không ngoại lệ.
2. Triệu chứng viêm da dị ứng
Để có thể chữa trị kịp thời, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những biểu hiện sau để xác định rằng bản thân có đang mắc phải tình trạng bệnh lý này hay không? Dưới đây là một số triệu chứng của tình trạng viêm da dị ứng:
- Da luôn trong trạng thái khô ráp/ tróc vảy
- Thường bị ngứa da vào buổi tối
- Da nổi mẩn, đỏ rát tại các vùng: tay, chân, cổ, ngực, bụng, thậm chí ở vùng mí mắt, má và môi
- Da nổi mụn đỏ li ti, mụn bóng nước,…
- Người mắc viêm da dị ứng mức độ nặng có thể bị sưng phù vùng da đang kích ứng, gây sốt, mệt mỏi, buồn nôn và chán ăn kéo dài.
3. Nguyên nhân bị viêm da dị ứng
Tình trạng viêm da dị ứng thường có xuất phát điểm từ sự viêm nhiễm/phù nề những vùng da nhất định do yếu tố dị ứng tác động nên, với đa dạng các yếu tố dị ứng có thể kể đến như:
- Cơ địa mắc bệnh chàm da
- Do xúc giác quá mỏng manh và nhạy cảm
- Dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc/ hết hạn sử dụng
- Dùng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng (hải sản, rượu bia,..)
- Những yếu tố tác động bên ngoài: thay đổi thời tiết/ độ ẩm không khí/ phấn hoa/ lông thú cưng/ hương liệu,…
- Do chất liệu quần áo không phù hợp với đặc tính làn da cũng có khả năng gây nên tình trạng này
- Đeo phụ kiện/trang sức, đặc biệt là những vật dụng có chất liệu từ Nickel
- Thường xuyên tiếp xúc với các hóa phẩm/ chất tẩy rửa/ xà phòng/ thuốc nhuộm, duỗi, uốn,…
4. Một số hình ảnh viêm da dị ứng
Ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân gây viêm da dị ứng, cơ địa của bạn sử dụng kháng thể để bảo vệ và đáp trả lại tác nhân đó! Vào những lần tiếp xúc khác, cơ thể và làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, bắt đầu “lên tiếng” và kèm tình trạng viêm da dị ứng rõ rệt:


5. Các giai đoạn của bệnh viêm da dị ứng
5.1. Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Tình trạng này ở trẻ sơ sinh thường tập trung tại các vùng da ở má, cằm, đầu gối và khuỷu tay. Các mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm da qua dấu hiệu nổi phát ban loang lổ, sau đó phát tán nhanh trở thành tình trạng bong vảy, đỏ da hoặc thậm chí có thể gây chảy nước ở vùng da bị viêm, nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng da, buồn nôn và sốt ở trẻ.
Viêm da dị ứng xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn dao động từ khoảng 6 đến 12 tuần tuổi. Tình trạng trên trở sẽ cải thiện và khả quan hơn khi trẻ được 18 tháng tuổi.
5.2. Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em
Khi trẻ lớn tuổi hơn, các vùng da có nguy cơ bị viêm/ dị ứng cũng có sự thay đổi, thường sẽ tập trung tại: đầu gối, trong khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hoặc trên vùng da cổ, vùng da quanh môi,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh ở trẻ em có thể phát hiện được bằng mắt thường chính là các vùng da phát bạn bắt đầu xuất hiện vết sần, sau đó cứng dần, và hình thanh bong vảy khi bị trầy/xước. Sau mỗi một đợt viêm da dị ứng qua đi, vùng da viêm tại chỗ sẽ bị thay đổi sắc tố, sậm hoặc sáng màu hơn những vùng da lân cận tùy vào cơ địa người viêm da.
Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, tình trạng tưởng chừng như đơn giản này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng sau này của trẻ.

5.3. Viêm da dị ứng ở người lớn
Trường hợp ở người trưởng thành có điểm tương đồng với tình trạng của trẻ em, cũng sẽ xuất hiện những vết đỏ, khô, nứt nẻ và ngứa trên da. Ở người lớn, các vùng da bị viêm dị ứng cơ địa sẽ được tối giản, chỉ phổ biến rộng rãi ở tay, chân, thỉnh thoảng cũng sẽ phát tán trên vùng da mặt.
Căn bệnh này sẽ gây nên những hệ lụy nhất định cho người mắc bệnh như: mất ngủ, sức khỏe suy giảm, hiệu suất làm việc bị ảnh hưởng,…
Nếu sử dụng thuốc điều trị trong một thời gian dài, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay những biến chứng, hệ lụy như: teo cơ, loãng xương, đái tháo đường, mỏng da,…
Một lưu ý dành cho người trưởng thành khi đã từng có tiền sử bệnh án viêm da dị ứng chính là không nên tiếp xúc quá nhiều với hóa chất hoặc làm những công việc có liên quan đến hóa chất, chất tẩy rửa,… thường xuyên.

6. Cách chữa trị viêm da dị ứng tại nhà
Một phác đồ điều trị chứng viêm da dị ứng thể nhẹ thông thường sẽ kéo dài từ 2-4 tuần là có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của triệu chứng để có những cách trị khác nhau, bạn có thể tham khảo một số cách:
- Ở mức độ nhẹ: bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ nhằm kiểm soát và điều trị kịp thời triệu chứng
- Ở mức độ trung bình: bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc uống/ kháng sinh bôi ngoài da có chứa corticosteroid để phục vụ công tác trị liệu. Lưu ý, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị.
- Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc như: thuốc Calcineurin, Doxepin; Thuốc kháng histamin hoặc kháng sinh toàn thân khi tình trạng bội nhiễm nặng, dưới sự kiểm soát và cho phép từ bác sĩ.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân cũng cần tuyệt đối giữ vệ sinh cẩn thận, tuyệt đối không chạy/ gãi để tránh nhiễm khuẩn vùng da đang kích ứng. Đồng thời làm sạch vùng da tại chỗ bằng bông gòn và nước sạch, không sử dụng xà phòng.

Hy vọng rằng, bài viết trên đã mang đến những kiến thức kịp thời và hữu ích về bệnh lý viêm da dị ứng để các bạn có thể phóng tránh, phát hiện và điều trị kịp thời. Đừng quên truy cập vào chuyên mục chăm sóc da của Đẹp365 để tìm đọc nhiều bài viết hay nữa nhé!
>> Nguồn tham khảo: