5 thành phần cần có trong thuốc trị mụn cóc hiệu quả mà bạn nên biết ngay!
Mục lục
Đúng thật là những ai đã từng trải qua cảm giác chữa mụn cóc mãi mà vẫn không trị được dứt điểm thấu hiểu được nỗi ám ảnh này. Nếu những phương pháp dân gian không thể giúp bạn loại bỏ được những nốt mụn cứng đầu này thì đã đến lúc bạn nên áp dụng liệu pháp mạnh mẽ hơn, đó là dùng các loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả.

Mụn cóc là gì?
Khác với mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen hay mụn trứng cá gây ra mởi tuyến bã nhờn, mụn cóc là kết quả của virus HPV gây nên. Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng mình được hơn 100 loại virus HPV làm hình thành mục cóc trên người và tùy theo tình hình của mỗi người mà sẽ có các loại thuốc đặc trị khác nhau. Không những gây mất thẩm mỹ cho bề mặt da ngoài ra cũng như những tổn hại cho làn da, mụn cóc còn làm đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu.

Tác hại của mụn cóc gây ra là gì?
Đa phần, các loại mụn cóc khá lành tính. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mụn cóc càng để lâu càng có xu hướng lây lan nhiều và dễ tái phát trở lại nếu bạn không thực hiện điều trị. Một trong những tác hại mà mụn cóc gây ra có thể thấy như:
- Gây đau đớn
- Thường phát triển rất nhanh và dễ lây lan sang các vùng khác
- Xuất hiện ở bộ phận sinh dục
- Triệu chứng đi kèm khi nổi mụn cóc
- Tồn tại hơn 2 năm
Nếu bạn có một trong những triệu chứng này, bạn cần tiến hành các biện pháp điều trị kịp thời hoặc sử dụng các loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả, chất lượng, để tránh gây ra những tình trạng xấu hơn. Bạn nên trực tiếp đến các bệnh viện da liễu để nhận được sự tư vấn của các bác sĩ trong ngành.
Các phương pháp chữa mụn cóc
Tự chữa mụn cóc ngay tại nhà
Trong trường hợp bàn chân của bạn xuất hiện mụn cóc, bạn có thể thực hiện theo lời khuyên sau để giảm đau:
- Sử dụng giày dép có chất liệu mềm mại với kích thước vừa phải.
- Giữ đôi bàn chân luôn trong tình trạng khô ráo.
- Thường xuyên thay vớ.
- Chọn các miếng đệm, đế lót ở phía trong giày dép.
Nếu da bạn xuất hiện các loại mụn cóc có kích thước dưới 0.5cm, bạn có thể sử dụng thuốc trị mụn cóc bằng cách chấm dung dịch acid salicylic và lactic (duofilm, collomack) để tiêu hủy virus HPV gây mụn cóc, đồng thời làm bong tróc các tế bào sừng. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc này ngay tại nhà nhưng phải mất rất lâu mới có thể đem lại hiệu quả như bạn hằng mong muốn.
Lưu ý khi điều trị mụn tại nhà:
- Rửa vùng bị mụn cóc bằng xà phòng sạch sẽ trước khi chấm thuốc
- Thoa 1 lần/ 1 ngày trước khi tắm
- Chỉ thoa ngay bề mặt hoặc cuống (với mụn cóc hình dây) để hạn chế tối đa thuốc tràn ra xung quanh
- Đậy kín nắp chai sau khi sử dụng và bảo quản tại nơi khô thoáng
- Không sử dụng thuốc với những người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, hay mụn cóc bị nhiễm trùng, …
Điều trị mụn cóc tại các bệnh viện
- Chấm nitơ lỏng
Đối với cách điều trị này, bạn sẽ được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 – 2 tuần. Khí nitrogen ở dạng hóa lỏng có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C) nên sẽ mang lại kết quả tốt, thậm chí giúp bạn trị mụn cóc hoàn toàn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có thể gây khó chịu, phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm.
- Đốt điện (Electrosurgery)
Biện pháp đốt điện thường được tiến hành với các trường hợp mụn cóc dưới 1cm hoặc ở vị trí khó tiểu phẫu (ở kẽ ngón chân, tay). Phương pháp này tiến hành nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp và có thể khoét sâu hết nhân rễ mụn cóc. Tuy nhiên thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn, quá trình chăm sóc vết thương hở cũng cần cẩn thận hơn để tránh bị nhiễm trùng.
- Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ)
Với các nốt mụn có kích thước dưới 2cm và ở vị trí bằng phẳng như gót chân, cạnh bàn chân,.. bạn có thể tiến hành tiểu phẫu. Vết thương của bạn sẽ nhanh lành hơn đốt điện, và các bước chăm sóc da sau khi mổ cũng dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao, dễ tái phát vì không lấy hết nhân mụn và trong một vài trường hợp có thể để lại sẹo.
- Tiêm bleomycin hay interferon
Tiêm tại chỗ là biện pháp điều trị được chỉ định trong những trường hợp mụn cóc khó điều trị.
Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không được làm bể, chọc dịch bóng nước trên bề mặt vết thương. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như sưng, nóng, tấy đỏ và đau, tiết dịch mủ, có mùi hôi, sốt cao hay ớn lạnh… thì có nguy cơ cao vết thương đã bị nhiễm trùng. Bạn cần phải quay lại bệnh viện để xử lý kịp thời.
Cách giảm khả năng lây lan của mụn cóc
Trong một số trường hợp đặc biệt, các nốt mụn cóc con sẽ quay lại do “nốt mụn mẹ” đã phát tán virus ở xung quanh. Kích thước của mụn cóc con lại quá nhỏ, trong quá trình điều trị không thể phát hiện được. Vì vậy, để giảm khả năng lây lan của mụn cóc, bạn nên ghi nhớ một số cách sau:
- Không tác động mạnh vào khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng và lây lan virus.
- Không sử dụng chung dụng cụ cắt móng tay, tốt nhất bạn nên sử dụng đồ cá nhân để tránh lây nhiễm mụn cóc.
- Các khu vực có mụn (như bàn tay, chân, …) luôn trong trạng thái khô ráo vì mụn cóc khó kiểm soát trong môi trường ẩm ướt.
- Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn.
- Tự theo dõi nốt mụn hằng ngày trong 2 – 4 tuần sau khi điều trị để phát hiện kịp thời các dấu hiệu tái phát.
- Tiêm phòng vắc-xin HPV để ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác cũng do virus này gây ra.
Những thành phần cần có trong thuốc trị mụn cóc
Theo nghiên cứu, có khoảng 65% bệnh nhân không điều trị mà có thể tự khỏi, trong khi 35% còn lại có nguy cơ lan rộng, lan sang những vùng lân cận và sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Lúc này, cách trị mụn cóc khoa học nhất đó là nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc để điều trị kịp thời.
Axit trichloacetic
Thành phần này với nồng độ lên tới 80% có khả năng gây hoại tử mục cóc. Với nồng độ mạnh như vậy, bạn cần hạn chế để axit trichloacetic dính vào những vùng nhạy cảm như nốt ruồi, tóc, mặt, niêm mạc… Ngoài ra, việc sử dụng thành phần này cũng hết sức cẩn thận để không để lại sẹo trên da.

Cantharidin
Một trong những thành phần thường có trong các loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả hàng đầu hiện nay chính là Cantharidin. Thành phần này có tác dụng gây hoại tử thượng bì và hình thành mụn nước. Bạn sẽ thấy chất này luôn xuất hiện trong những đơn thuốc của bác sĩ với thời gian sử dụng khoảng 3-4 tuần. Được chiết xuất từ bọ ban miêu được phối hợp với một số hóa chất khác, cơ chế hoạt động của Cantharidin sau khi được thoa lên da là làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cóc ra khỏi da.

Imiquimod (aldara)
Imiquimod (aldara) có tác dụng đáp ứng miễn dịch trong điều trị mụn cóc và cũng được chấp nhận trong việc điều trị mụn cóc thông thường ở cả trẻ em. Sản phẩm chứa Imiquimod (aldara) sẽ giúp cho quá trình trị mụn cóc diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Bleomycin
Bleomycin thường được tiêm vào mụn cóc để tiêu diệt virus HPV. Đây chính là thành phần không thể thiếu trong các loại thuốc trị mụn cóc, giúp miễn dịch, và có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch chống lại HPV. Sản phẩm này được khuyến cáo dùng cho mụn cóc sinh dục nhưng cũng có hiệu quả đối với các loại mụn cóc khác.
Acid salicylic

Acid Salicylic xuất hiện ở nhiều dạng như gel, thuốc mỡ hoặc miếng dán. Khi sử dụng thành phần này một cách thường xuyên, acid sẽ dần dần hòa tan mô mụn cóc và có thể mất vài tuần để loại bỏ mụn cóc ra khỏi da.
Mỗi loại điều trị đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, bạn sẽ gặp phải tình trạng khô da, viêm môi hay thậm chí đây còn là nguyên nhân rụng tóc. Vì thế, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ da liễu để có được hướng điều trị tốt nhất cho tình trạng mụn cóc của mình.
No Comment! Be the first one.