Những điểm quan trọng cần lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine

Rất nhiều câu hỏi thắc mắc được đặt ra “Nên ăn gì sau khi tiêm?”, “Có được uống cà phê trước và sau tiêm không?”, “Có cần kiêng gì không?”,…Và đó cũng là lý do Đẹp 365 mang đến bạn topic này, giải đáp tất tần tật về những lưu ý khi tiêm vaccine.

lưu ý khi tiêm vaccine
Lưu ý khi tiêm vaccine (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước tình hình dịch biến vô cùng phức tạp, nhiều tỉnh thành trong cả nước và TP Hồ Chí Minh đã tăng tốc triển khai các chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Nhất là phái đẹp, hàng tá những câu hỏi liên quan đến việc tiêm chủng và chăm sóc cơ thể. Đẹp 365 tổng hợp đã những câu hỏi phổ biến nhất và chia sẻ đến bạn những điểm quan trọng cần lưu ý khi tiêm vaccine.

Trước khi tiêm vaccine nên lưu ý điều gì?

Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine

  • Theo thông tin Bộ Y Tế Việt Nam, trước khi đến các điểm tiêm phòng vaccine bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:
  • Chuẩn bị giấy tờ tuỳ thân (CMND/ CCCD hoặc thẻ bảo hiểm y tế), giấy tờ liên quan đến sức khoẻ( hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh, đơn thuốc ,… nếu có) và phiếu tiêm vaccine.
  • Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
  • Đến tiêm ngừa đúng ngày và đúng giờ. Quan trọng nhất là luôn tuân thủ quy tắc 5K tại nơi tiêm chủng.
  • Bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt và cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. 
  • Không nên nhịn đói trước tiêm bởi cơ thể sẽ dễ bị chóng mặt, ngất xỉu và tuột huyết áp. Đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.
lưu ý khi tiêm vaccine cho mọi người
Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Đừng ngần ngại trao đổi CỤ THỂ với các nhân viên y tế về tình hình sức khoẻ cá nhân và những thắc mắc khi tiêm phòng. Vì đây là một cách để bạn bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
    • Tình trạng sức khỏe hiện tại.
    • Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
    • Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
    • Lịch tiêm phòng kế tiếp.
    • Triệu chứng nghi nhiễm Covid – 19 ( nếu có)
    • Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)
    • Cách xử lý với các triệu chứng mắc phải sau khi tiêm.
    • Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.

Một trong những thắc mắc được phái nữ quan tâm là “Có kinh nguyệt có nên tiêm vaccine COVID-19 không?” – Đẹp 365 có thể giải đáp cho bạn rằng: Chúng ta không có lý do gì để từ chối việc tiêm vaccine khi đang trong kỳ “đèn đỏ” cả. Bộ Y tế cũng đã khẳng định điều này nên các nàng ơi, dù bạn tới kỳ và nhận được thông báo lịch tiêm thì cứ an tâm đến đúng hẹn nhé!

Trước khi tiêm vaccine “nên” và “không nên” dùng thực phẩm gì?

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất, ngoài việc chuẩn bị bên trên, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt như sau:

  • Không nên được các loại thức uống chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực…) trước khi tiêm. Vì caffein có thể làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.
  • Tránh dùng steroid ( như prednisone và dexamethasone) một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng. Vì steroid có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19.
  • Không dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể ngăn cản cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus sau khi tiêm.
  • Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng để giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất.

Mẹo nhỏ khi chọn trang phục đi tiêm vaccine

Sẽ không phải vấn đề gì to tát đâu, bạn có thể thoải mái lựa chọn trang phục cho mình. Chỉ có một kinh nghiệm “xíu xiu” được cộng đồng phái đẹp mách nhỏ nhau rằng khi đi tiêm đừng mặc áo thun tay ngắn ôm.

Vì sao ư? Cứ tưởng là áo thun ôm ngắn tay sẽ tiện nhưng khi tiêm nhưng phải vê tay áo lên vai, tạo ra áp suất ngay bắp tay nên chích xong, rút kim máu chảy trông sẽ “sợ” hơn bình thường đôi chút. Do đó, chọn trang phục thoải mái sẽ tốt hơn đối với những “nàng bánh bèo” sợ máu và sợ đau.

Sau khi tiêm vaccine nên lưu ý điều gì?

Những thực phẩm nên ăn sau khi tiêm vaccine

Chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm phòng cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những khuyến cáo đến từ Bộ Y tế giúp người được tiêm chủng gia tăng kháng thể. Sau đây là những nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn dinh dưỡng trước và sau khi tiêm phòng vaccine:

  • Rau có lá màu xanh đậm: những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả.
  • rất giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, cá có chúa hàm lượng chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần.
  • Nước lọc: Theo bộ y tế, bổ sung nước thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chiụ do các tác dụng phụ của vaccine gây ra.
 tiêm vaccine
Không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng tốt, thực đơn này cũng rất có lợi cho da dáng vì thế bạn nhớ bổ sung đầy đủ vào bữa ăn hàng ngày của mình nhé! (Nguồn ảnh: Pinterest)

Nhóm chất vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu thiếu đi nhóm chất này cơ thể bị giảm đi khả năng đề kháng chống lại virus. Vì vậy đây cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý khi tiêm vaccine nhé:

  • Vitamin A có tác dụng ngăn cản dịch bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung vitamin A qua các thực phẩm có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ.
  • Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm;
  • Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…;
  • Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa….. Thiếu đi vitamin D cơ thể sẽ bị rối loạn điều hoà phản ứng miễn dịch của cơ thể.
một số lưu ý khi tiêm vaccine
Vitamin không chỉ cần thiết trong mùa dịch, đấy còn là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể từ trong ra ngoài. Đừng bao giờ quên “nạp” vitamin cho chính mình nhé! (Nguồn ảnh: Pinterest)
  • Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Ví dụ: mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…;
  • Kẽm giúp tăng cường miễn dịch và tránh được các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Ví dụ: thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao.

Những thực phẩm nên tránh sau khi tiêm

Sau đây là những thực phẩm bạn “không nên” sử dụng sau khi tiêm, nếu không muốn mọi nỗ lực chống dịch của bản thân trở nên “vô nghĩa”:

  • Không được uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng. Và gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.
  • Hạn chế thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ. Vì loại thức ăn này có nguy cơ tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra tác hại cho sức khoẻ.
Những thực phẩm nên tránh sau khi tiêm
Thức ăn dầu mỡ và cả các loại nước uống chứa cồn cũng ảnh hưởng không tốt đến da dáng và khiến chúng ta nhanh lão hoá hơn. Dù cả những lúc bình thường, bạn cũng cần lưu ý hạn chế nha! (Nguồn: Internet)

Cách chăm sóc tốt nhất sau khi tiêm

Căn cứ theo hướng dẫn sau khi tiêm vaccine của Bộ Y tế, bạn cần “nằm lòng” một vài nguyên tắc cơ bản sau đây để giúp bảo vệ sức khoẻ cá nhân và hạn chế những rủi ro sau khi tiêm chủng:

  • Chú ý đến các triệu chứng sau khi tiêm và luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là 3 ngày đầu sau khi tiêm phòng COVID-19.
  • Thường xuyên đo thân nhiệt: Nếu nhận thấy sốt từ 38,5 độ trở nên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Trong trường hợp không cắt được cơn sốt, bạn cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất.
  • Theo dõi vị trí tiêm: Nếu sưng và to nhanh thì bạn nên đi khám ngay. Không nên bôi và chườm bất kì thứ gì vào chỗ tiêm.
Cách chăm sóc tốt sau khi tiêm
Cách chăm sóc tốt sau khi tiêm (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày của bạn (một số người sẽ cảm thấy mệt mỏi, lã người, sưng nhức cánh tay,….) nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Đó là điều hết sức bình thường và nếu tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm tồi tệ hơn sau 24 giờ, bạn có thể liên hệ bác sỹ hoặc dịch vụ chăm sóc sức khoẻ để được hướng dẫn, tư vấn tốt nhất nhé!

Trên đây là những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine được Bộ Y tế và chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện. Hãy ghi nhớ lại các nguyên tắc quan trọng này nhé!

HASHTAGS

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5
0

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png