Ghen tị chưa chắc đã là xấu, nếu nàng ghen đúng cách!

1/ Đôi vài dòng về tôi

Tôi (tự thấy bản thân) là một người khá tốt tính; tôi hay làm từ thiện, cũng như đối xử tốt với động vật và trẻ em, trong khu tôi ở, tôi cũng nổi tiếng là “cô hàng xóm thân thiện”.

Thế nhưng, vẫn có những lúc tôi cảm thấy tị nạnh với người khác, và tôi làm như không có chuyện gì xảy ra, nhưng lúc ấy lại thấy rất khó chịu. Những cảm giác bộc phát này đều không xuất phát từ những người thân thiết của tôi. Bạn biết không, mặc dù tôi yêu gia đình và bạn bè của mình, đôi khi tôi vẫn cảm thấy ghen tị với may mắn của họ trong cuộc sống.

Ghen tị chưa chắc là xấu

“Trời ơi ganh ghét quá, khó chịu quá”

Một bài đăng nào đó trên Facebook thông báo cho tôi về việc một người ‘nào đấy’ mà tôi quen, họ vừa được nhận vào một công việc lý tưởng ‘nào đấy’/ đi du lịch đến một nơi tuyệt vời ‘nào đấy’/ mua được một căn nhà mơ ước, tất cả đều như muốn khiến tôi phải chạnh lòng, dù sau đó tôi rốt cuộc cũng giải quyết cảm giác này bằng cách chấp nhận theo hướng khách quan và cảm thấy mừng cho họ. Tôi có thể sẽ bình luận “Ôi trời, chúc mừng nhé!”, “thả tim” hạnh phúc để họ thấy tôi thực sự có ý đó – trong khi cảm xúc thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

2/ Chúng ta ai cũng có lúc nổi cơn ghen “nhẹ” thôi mà

Mặc dù phải thừa nhận rằng ghen tị là một đặc điểm khó ưa, nhưng rồi tôi cũng thấy nhẹ lòng hơn một chút vì tôi biết không chỉ có một mình tôi trải qua những cảm giác này. “Có chứ sao không!”, cô bạn Aletha của tôi nói như vậy khi tôi hỏi cô ấy có bao giờ ngồi lướt mạng xã hội và cảm thấy bản thân thật thua chị kém em. “Mặc dù tôi biết rằng, về mặt lý thuyết, tất cả bạn bè và người thân đều có những vấn đề riêng của họ, nhưng nhìn kỹ lại mà nói, tôi thấy cuộc sống của họ vẫn tốt hơn nhiều so với của tôi.”

“Hay thôi unfriend cho đỡ ứa gan?”

Và không chỉ có Aletha và tôi đâu – theo một nghiên cứu gần đây, 29% trong số chúng ta thừa nhận có cảm giác ghen tị với một người bạn hay người thân; trong khi 55% cảm thấy tương tự đối với chính bạn thân của họ. Vả lại, có một số bằng chứng khá thuyết phục cho rằng chúng ta có thể khai thác được nguồn năng lượng tích cực của sự sự tị nạnh này, thay vì cố giả vờ như không cảm thấy gì ngày từ đầu. Và dưới đây là cách chúng ta làm điều đó:

3/ Tận dụng sự ghen tị của bạn như một lợi thế.

Nghe hơi kì quặc nhưng ghen tị – ám chỉ đến việc muốn một thứ gì đó mà người khác có, liên quan mật thiết đến nỗi sợ thua kém người khác – có thể trở thành một công cụ hữu dụng để nuôi hy vọng cải thiện bản thân. Ví dụ, giống như chúng ta thấy đau khi có một cái gì đó làm hại đến cơ thể của chúng ta, trải qua những cảm giác ‘tiêu cực’ như là ghen tị cũng là một dấu hiệu quan trọng cho thấy chúng ta đang thiếu một điều gì đó trong cuộc sống.

Sarah Hill, nhà nghiên cứu phát triển tâm lý xã hội học tại Đại học Texas Christian, đã nói: “Cảm giác ghen tị thực sự không vui vẻ gì, nó khiến bạn dằn vặt khi thấy một ai đó làm việc tốt hơn bạn, đặc biệt là trong những chuyện bạn đang lưu tâm. Tuy nhiên, sự ghen tị cũng nhắc nhở bạn rằng bạn đang bị cạnh tranh trong một việc nào đó quan trọng đối với bạn. Và đó là một cách bạn tự có động lực cho mình”

Ghen tị chưa chắc là xấu

“Ghen tị có thể là động lực, cũng có thể là thứ gây hại đến chính bạn”

Quan trọng ở đây là việc bạn đang ghen tị về cái gì; khi tôi hay tin bạn mình có hỷ hay thông báo đính hôn, tôi xem chúng như những tin vui và cảm thấy vui mừng phấn khởi thì ngược lại, sự thăng tiến trong công việc, gặt hái về mặt tài chính như nhà cửa, hay sự tiến bộ rõ rệt của người khác trong lĩnh vực tôi đang theo đuổi, chúng lại khiến tôi “dậy sóng”. Sarah nói với tôi, “Điều đó thực sự rất hữu ích, bởi vì nó tạo cảm hứng cho bạn, buộc bạn phải làm những việc cần thiết để trở thành một người như bạn mong ước”.

4/ Tất cả là do cảm nhận của chúng ta về sự ghen tị.

Mỗi khi chúng ta cảm thấy ghen tị với ai đó, giữa chúng ta và người đó xuất hiện một khoảng cách rõ rệt. Sự ghen tị hướng ta đến một mục tiêu rút ngắn khoảng cách này bằng bất cứ giá nào. Sarah giải thích, “Nói chung, việc ghen tị có xu hướng thúc đẩy các hành vi rút ngắn khoảng cách giữa bạn và người giỏi hơn bạn. Đôi khi, điều đó trở nên tích cực, chẳng hạn như bạn có động lự để cải thiện vị trí của bản thân, nhưng đôi khi nó cũng trở nên tiêu cực khi bạn cố phá hoại để “dìm” người khác xuống.”

Ghen tị chưa chắc là xấu

“Tại sao phải dìm nhau khi có thể cùng nhau đi lên?”

Vì vậy, bạn có thể tận dụng sự ghen tị như một “cú đẩy” , bắt bạn đạt được mục tiêu của riêng mình; nhưng “cú đẩy” đó cũng có khả năng phát sinh cho bạn những hành vi xấu, nếu bạn vì ghen tị mà đánh đổi cả lương tâm. Sarah thừa nhận rằng, “Không ai trong chúng ta là hoàn hảo và trong những lúc …‘kém sang’ nhất, đôi khi chúng ta cũng thấy bản thân đang hành động hay nói chuyện kiểu chọc khoáy để hạ bệ người khác”.

Cô khuyên chúng ta nên ghi nhận cảm giác này mà sống tiếp. “Tự nói với bản thân ‘Chuyện này cũng bình thường thôi, mình chỉ là đang mắc phải một kiểu tâm lý xã hội và nó đã giúp mình nhận ra rằng mình đang có một cuộc sống chưa tốt như mình muốn’. Nhưng thay vì cảm thấy tồi tệ về bản thân – như một kiểu phản xạ tự nhiên – chúng ta có thể tự đưa mình vào một trạng thái tích cực bằng cách chấp nhận những cảm giác đó, biến chúng trở nên hữu dụng hơn.”

5/ Thư giãn nào, tất cả mọi người đều có thể thành công mà!

Tiến sĩ tâm lý học Elizabeth Lombardo nói: “Khi một điều gì đó tích cực xảy đến với một người bạn quen biết, nó không phản ánh rằng bạn kém cỏi đâu”. Bà còn lưu ý về việc liên tục so sánh bản thân với người khác và việc không nhận thức được giá trị của bản thân một cách nghiêm túc: “Những người tự nhận thức được giá trị của bản thân luôn quan sát kỹ môi trường xung quanh – như Facebook – để kiểm tra họ sẽ cảm thấy như thế nào về chính họ”. Tác giả của cuốn sách “Better than Perfect: 7 strategies to Crush your inner critic and Create a life you love” (tạm dịch: Hơn cả hoàn hảo: 7 chiến lược giúp bạn nghiền nát sự phê bình nội tâm và sống cuộc sống mình hằng ao ước”, tiến sĩ Lombardo tiếp lời: “Những người này thường có tâm lý ‘thắng – thua’, như kiểu ‘nếu tôi thắng (tôi giỏi hơn) thì bạn thua, còn nếu bạn thắng (trông có vẻ giỏi hơn cho dù năng lực có thế nào đi nữa) thì tôi thua”.

Ghen tị chưa chắc là xấu

“Nở nụ cười và thay đổi suy nghĩ sai lệch trong mình nào nàng ơi”

“Chúng ta cần thay đổi tâm lý ‘thắng – thua’ thành ‘thắng – thắng’. Đến khi thấy một người bạn của mình được thăng chức hay đang tận hưởng kỳ nghỉ mát, bạn cũng không cảm thấy mình như một kẻ thua cuộc. Thay vào đó, hãy đồng cảm với họ”. Cho dù tin báo đang mang thai của bạn bè có thể khiến bạn cảm thấy bối rối, hoặc sự thăng tiến của họ khiến bạn nhận ra bản thân đang dậm chân tại chỗ trong sự nghiệp, đừng nghĩ rằng họ chưa từng thất bại trước khi bước đến thành công như hiện tại.

6/ Ghen tị không có nghĩa bạn là một người xấu tính

Tùu thuộc vào cách bạn cảm nhận về việc ghen tị như thế nào. Quan trọng là bạn phải thừa nhận rằng không nhất thiết phải nghĩ bản thân là một đứa khốn nạn khi có cản giác ghen tị với ai đó, hãy thoải mái với bản thân một chút nào.

“Chút ganh tị sao có thể phá hủy tình bạn này”

Bác sĩ tâm lý đến từ San Francisco, Annie Wright giải thích: “Có một điều cực kỳ phổ biến – có thể rất nhiều người trong chúng ta sẽ thừa nhận – chúng ta cảm thấy ghen tị với bạn bè của mình”. Ghen tị cũng là một cảm giác bình thường và tự nhiên, dễ dàng bộc phát bởi ảnh hưởng của những người chúng ta quen biết và cả không quen biết. Thực chất, chúng ta hoàn toàn có thể yêu mến và mong muốn những điều tốt đẹp cho một người mà vẫn cảm thấy ghen tị với những gì họ đang có. Annie tiếp tục: “Chúng ta là những sinh vật có cảm xúc phức tạp, chúng ta có thể chứa đựng nhiều trạng thái cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Chúng ta có thể yêu quý bạn bè của mình, chúc phúc cho họ trong khi vẫn đang cả, thấy ghen tị với cuộc sống của họ. Không có vấn đề gì cả.”

Nguồn: Refinery29

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5
0

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png