Mục lục
Duy trì độ pH của da ở mức độ ổn định được xem là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể của làn da. Vậy độ pH là gì và đâu là những tác nhân gây ảnh hưởng đến chúng? Cùng Đẹp365 khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Độ pH của da là gì?
Thang đo pH thường có độ dao động từ 1 đến 14 và 7 được coi là “trung tính”. Khi đó, các số thấp hơn 7 có tính axit và các số cao hơn được coi là kiềm, hoặc không có axit. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, độ pH da khỏe mạnh sẽ nghiêng về mặt axit. Với độ axit nhiều hơn, làn da của bạn có thể chống lại các vi khuẩn có hại và làm hỏng các gốc tự do làm tăng quá trình lão hóa. Tuy nhiên, điều này lại là một chút thách thức để cân bằng độ pH của da.
Bạn có thể ước lượng được mức độ pH trên da của mình nhờ vào việc quan sát và nếu da có kết cấu mềm, không có đốm khô thì sẽ được coi là cân bằng. Còn trong trường hợp da có các dấu hiệu kích thích, mụn trứng cá, mẩn đỏ và các đốm khô thì có thể đây là dấu hiệu của độ pH da cao và đang nghiêng về tính kiềm nhiều hơn. Vậy phải làm thế nào bạn có thể duy trì mức độ axit của làn da mà không gây hại? Cùng xem ở phần tiếp theo nhé!

Đâu là những yếu tố gây ảnh hưởng đến độ pH của da
Theo tiêu chuẩn, độ pH trung tính là 7 và với bất cứ thứ gì cao hơn là kiềm, thấp hơn là axit. Tuy nhiên, đối với da, thang đo pH có xu hướng rộng hơn một chút vì độ axit sẽ nằm trong khoảng từ 4 đến 7. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên Tạp chí Khoa học Quốc tế về mỹ phẩm đã báo cáo rằng mức độ pH lý tưởng trên da chỉ nên dưới 5.
Trẻ sơ sinh mức độ pH tương đối cao trên da (khoảng 7) và khi chúng lớn lên, độ pH sẽ nhanh chóng giảm. Điều này được so sánh với độ pH da trưởng thành vì chúng ta sẽ có mức độ thấp hơn, trung bình là 5,7.

Thêm vào đó, độ pH của da còn thay đổi tùy thuộc vào diện tích của cơ thể. Đối với các khu vực tiếp xúc ít hơn, chẳng hạn như mông, vùng da cánh và khu vực sinh dục thì sẽ có xu hướng duy trì tính axit tự nhiên của chúng. Ngược lại, các vùng ngực, da mặt và tay của bạn lại có xu hướng kiềm hơn. Sự khác biệt này là do các khu vực da tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố như:
- Ô nhiễm môi trường
- Mụn
- Mỹ phẩm
- Thay đổi thời tiết, mức độ ẩm thấp khác nhau
- Ánh nắng mặt trời
- Thường xuyên rửa, tắm da

Phương pháp duy trì độ pH của da
Cân nhắc đến toner
Toner – hay còn được biết đến là nước cân bằng da sẽ là một phương pháp giúp duy trì độ pH ổn định. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có thể giúp bạn làm săn chắc da, se khít lỗ chân lông và giúp các dưỡng chất thẩm thấu dễ dàng cũng như hiệu quả hơn.
Đừng quên dưỡng ẩm
Dù da của bạn có xu hướng nhiều dầu nhờn thì việc dưỡng ẩm vẫn là một yếu tố cần thiết. Khi đó, các sản phẩm này sẽ đem đến cho bạn một lượng độ ẩm nhất định nhằm không khiến da bị khô hay thiếu nước. Điều này cũng phần nào giúp cho mức độ pH của da không quá cao hay quá thấp mà lại có thể duy trì trong trạng thái cân bằng.
Tẩy tế bào chết theo định kỳ
Làm sạch da với các sản phẩm tẩy tế bào chết cũng là cách giúp da của bạn được thông thoáng, sạch sẽ và đồng thời loại bỏ cặn bẩn, dầu thừa gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó, sức khỏe tổng thể của làn da được cải thiện, da của bạn cũng sáng mịn và khỏe mạnh hơn.
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Bên cạnh các phương pháp chăm sóc da như dùng toner, dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết thì việc lưu ý đến các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ cũng cần được quan tâm. Nếu dùng các chất tẩy rửa có tính axit càng mạnh, độ pH quá cao thì da mặt của bạn dễ có nguy cơ kích ứng hơn. Chính vì vậy, tốt hơn hết là bạn chỉ nên làm sạch da mặt với các sản phẩm có độ pH nhỏ hơn 6 để duy trì làn da khỏe mạnh.
Nếu bạn đang phân vân trong việc chọn lựa sữa rửa mặt chuyên biệt để vừa làm sạch hiệu quả, hạn chế bụi bẩn tích tụ gây mụn, vừa có độ pH ổn định, không gây kích ứng da thì Đẹp365 sẽ gợi ý đến bạn Gel rửa mặt ngừa mụn Hazeline Matcha Tràm trà với độ pH 5.5 dịu nhẹ, lành tính và thích hợp cho làn da mụn nhạy cảm.
Gel rửa mặt Hazeline Matcha Tràm có tính chất dịu nhẹ như nước cất, loại bỏ dầu thừa vô cùng hiệu quả nhưng lại không làm mất đi độ ẩm vốn có trên da với độ pH 5.5 trung bình. Điều này sẽ giúp bạn cân bằng độ pH của da, làm sạch da mặt một cách tối ưu và đồng thời không khiến da khô căng hay kích ứng.
Sự kết hợp ăn ý giữa Tràm trà, Matcha cùng với Salicylic Acid (BHA) trong sản phẩm không chỉ giúp làm dịu làn da mụn chỉ sau 3 ngày, mà còn cải thiện tình trạng làn da xỉn màu cũng như đốm nâu trên da hiệu quả. Cụ thể là:
- Tràm trà: Đem đến khả năng kháng khuẩn, tăng kiểm soát dầu thừa cũng như điều tiết bã nhờn và ngừa mụn hiệu quả.
- Matcha: Giàu chất chống oxy hóa, làm sáng mịn da, ngăn ngừa đốm nâu, cải thiện các vùng da sạm màu.
- Hoạt chất Salicylic Acid (BHA): Giải quyết tình trạng lỗ chân lông bít tắc, ngăn ngừa mụn xuất hiện và loại bỏ cặn bẩn từ sâu bên trong lỗ chân lông.

Dựa trên thử nghiệm thực tế trên 60 tình nguyện viên Việt Nam: 4/5 tình nguyện viên cảm nhận muốn mua sản phẩm sau 3 ngày sử dụng, 83% công nhận sản phẩm mang lại cảm giác sảng khoái, 90% công nhận sản phẩm dịu nhẹ cho da. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm Gel rửa mặt ngừa mụn Hazeline Matcha Tràm trà TẠI ĐÂY.
Độ pH của da là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của làn da và chính vì vậy, hãy lưu ý thật kỹ đến việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhằm hạn chế tối đa kích ứng. Đừng quên sử dụng Sữa Rửa Mặt Hazeline Matcha Tràm trà để đạt được hiệu quả tối ưu nhé!