Đây là tất tần tật những điều bạn nên biết trước khi quyết định đặt lịch khám phụ khoa!

Có một điều tôi chắc rằng định nghĩa về “khám phụ khoa” vẫn còn rất mơ hồ và không có trong từ điển của rất nhiều những cô gái trẻ, chưa chồng, cũng chẳng có người yêu. Người Việt mình thường đơn giản nghĩ, nếu chưa “have sex” thì có thật sự cần phải khám phụ khoa không nhỉ? Thế nhưng đấy hẳn nhiên là một suy nghĩ sai lầm đấy ạ! Bộ phận sinh dục của chúng ta cũng rất cần được bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm định kỳ để có thể phát hiện kịp thời các căn bệnh “phụ nữ khó nói”, nguy hiểm hơn là ung thư cổ tử cung.

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG Hoa Kỳ), thông thường phái nữ nên có cuộc gặp gỡ tham vấn đầu tiên với bác sĩ phụ khoa ngay ở lứa tuổi dậy thì (khoảng 13 tuổi). Và nên được bắt đầu bằng một buổi trò chuyện “thân tình” trước khi tiến hành làm những xét nghiệm cơ bản. Lúc này những định nghĩa chuyên sâu hơn về khám phụ khoa như xét nghiệp pap, khám âm hộ là chưa cần thiết. Bạn chỉ nên làm những bài kiểm tra này khi đã quan hệ tình dục hoặc chí ít là đã bước sang tuổi 21, Cheryl Iglesia MD, giám đốc y khoa phụ nữ và phẫu thuật tái tạo tại Trung tâm Bệnh viện MedStar Washington giải thích.

Nếu bạn lo lắng, thậm chí sợ hãi khi lần đầu đặt chân đến phòng khám phụ khoa thì có chăng cũng là điều bình thường thôi. Thế nhưng một sự hiểu biết nhất định và ổn định tâm lý trước đó sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều. Chúng ta cùng làm rõ một chút về quy trình thăm khám phụ khoa nhé! Đối với bài kiểm tra âm hộ, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt (được minh họa ở trên) để xem xét âm đạo và cổ tử cung của bạn. Cô ấy sẽ chèn một hoặc hai ngón tay đeo găng để cảm nhận cổ tử cung trong khi tay kia thì ấn nhẹ bụng của bạn. Còn đối với xét nghiệm pap, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông đã được khử trùng để lấy đi tế bào cổ tử cung của bạn, sau đó gửi chúng đến phòng thí nghiệm để chắc chắn có gì bất thường xảy ra hay không.

Hẳn nhiên những định nghĩa này bạn có thể tìm ở bất cứ nơi nào trên internet, tuy nhiên, để giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng hơn, hãy cùng lắng nghe những cô gái có kinh nghiệm chia sẻ về những điều họ ước họ biết trước khi đến phòng khám phụ khoa lần đầu tiên. Đẹp365 tin chắc rằng trải nghiệm của họ, cộng với lời khuyên từ tiến sĩ Iglesia chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể khi phải mặc lên mình chiếc váy giấy đầu tiên trong cuộc đời.

“Tôi ước mình đã thành thật hơn với bác sĩ…”

Tất nhiên khi đến phòng khám phụ khoa, bác sĩ sẽ không chỉ xem xét bộ phận sinh dục của bạn rồi thôi, họ sẽ trò chuyện rất cởi mở với bạn về những vấn đề tưởng chừng như chẳng biết bày tỏ cùng ai.

“Buổi hẹn khám phụ khoa đầu tiên của tôi diễn ra vào năm cuối trung học. Mẹ tôi là người đã đặt lịch với dòng note nhỏ, chưa quan hệ tình dục, và tôi đi đến phòng khám với tâm thế mặc định mình là gái còn trinh nguyên trong khi trong thực tế tôi đã ‘have sex’ trước đó. Tôi nghĩ rằng, vì còn trong độ tuổi thành niên, cuộc trò chuyện của chúng tôi chắc hẳn đã được ghi âm lại và được báo cáo với phụ huynh sau đó. Thế nhưng không các bạn ạ, nguyên tắc của bác sĩ phụ khoa là phải giữ mọi bí mật về bệnh nhân của họ. Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy nuối tiếc khi không thành thật với bác sĩ ngay từ đầu…” – Maria, 26 tuổi chia sẻ.

Tiến sĩ Iglesia hoàn toàn đồng ý với Maria: Những gì bạn chia sẻ với bác sĩ phụ khoa sẽ hoàn toàn được bảo mật. Thêm vào đó, thành thật với bác sĩ của bạn rất quan trọng để chuẩn đoán những nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn hay bất kỳ mối lo ngại nào về bạo lực gia đình, lạm dục tình dục hay xu hướng giới tính.

“Hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc bạn nên khám với một bác sĩ nam hay bác sĩ nữ”

“Bạn thưc sự nên suy nghĩ khi lựa chọn vị bác sĩ cho lần khám đầu tiên của mình”, Beat Beatrice 27, nói. “Tại sao tôi lại đề cập đến vấn đề giới tính? Đa số chúng ta đều nghĩ nếu khám ở bác sĩ nam thì sẽ cực kỳ ngại vì vốn dĩ đây là chuyện nhạy cảm mà. Tôi cũng vậy, thế nhưng trong một lần bất đắc dĩ tôi đã đặt một cuộc hẹn với bác sĩ nam và ngay lập tức thay đổi toàn bộ trải nghiệm từ trước đến nay”.

Tiến sĩ Iglesia giải thích, các bác sĩ phụ khoa đều được đào tạo giống như nhau dù họ là nam hay nữ, đây là một vấn đề tuỳ thuộc và cảm xúc cũng như quyết định của bạn. Bạn thoải mái hơn với nam hay với nữ đi chăng nữa, cũng chẳng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đâu, đừng quá lo lắng!

“Đừng lo ngại bác sĩ sẽ đánh giá hay soi mói ‘rừng rậm’ hay ‘cô bé’ của bạn!”

Trước khi đến gặp bác sĩ phụ khoa lần đầu tiên vào năm 14 tuổi, mẹ đã nói với tôi rằng phải ‘dọn dẹp’ toàn bộ vi-ô-lông để trông thật ‘đoan chính’. Khi ấy tôi còn không biết làm thế nào để đưa dao cạo cho đúng mà không làm tổn thương cô bé, mặc dù đã rất cẩn thận nhưng vẫn để lại vài vết cắt nhỏ. Oh god, khi ấy tôi thấy mình thật bi thảm. (Nhờ mẹ cả đấy!)”, Kriti, 23 tuổi, nói. “Một vài năm sau, bác sĩ phụ khoa của tôi cười khúc khích khi tôi lên tiếng xin lỗi vì tình trạng ‘rậm rạp’ mà tôi chưa kịp xử lý. Cô ấy nói với tôi rằng sẽ chẳng có vị bác sĩ nào quan tâm đến ‘khu rừng bí mật’ của bạn đâu, đừng quá lo lắng!”

Bài học rút ra là gì: Các vị bác sĩ sẽ không đánh giá hay bàn tán bạn thông qua bộ phận sinh dục đai, bạn biết rồi đấy, người ta đã thấy cả ngàn lần rồi cơ mà!

“Và nó cũng chẳng đau tẹo nào đâu!”

“Thiên hạ đồn đại xét nghiệm pap thì đau phải biết nhưng thật ra chẳng đau tẹo nào cả!”, Molly, 32 tuổi trần tình.

Xét nghiệm pap được miêu tả như một phương pháp nạo cổ tử cung của bệnh nhân để thu thập tế bào, nghe thì có vẻ đau đớn cực mạnh thế nhưng trên thực tế chẳng có mấy bệnh nhân phải trải qua đau đớn khi thực hiện bài kiểm tra này.

“Thế nhưng cũng phải thành thật rằng chúng chẳng dễ chịu chút nào, nhưng rồi sẽ kết thúc nhanh thôi”

“Chúng ta không thể phủ nhận cảm giác khó chịu khi có một vật gì đó được đưa vào trong âm đạo”, Maggie, 27 tuổi chia sẻ. “Thật khó chịu, nhưng rồi chúng sẽ kết thúc nhanh thôi”.

Xét nghiệp pap chỉ kéo dài trong một vài phút, nhưng giai đoạn khó chịu tưởng chừng như ngắn ngủn vô nghĩa này lại cực kỳ quan trọng đấy. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy các thế bào không bình thường và có thể ung thư, bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị phù hợp ngay cho bạn. Trong hầu hết các trường hợp, các phương pháp điều trị đều có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung phát triển trong giai đoạn đầu.

Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do vi rút u nhú ở người hoặc HPV, một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tiêm vắc-xin HPV là một phần bảo vệ quan trọng khác khỏi ung thư cổ tử cung và lần khám đầu tiên của bạn là thời điểm hoàn hảo để tham khảo ý kiến bác sĩ về nó. Bác sĩ Iglesia cho biết, loại vắc xin này ngăn chặn được 99% các bệnh ung thư liên quan đến vi rút HPV.

Theo Medium.

HASHTAGS

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5
0

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png